Xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS&MN là một mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu tại Nghị quyết đại hội đại biểu các DTTS lần thứ III. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy mạnh thực hiện chương trình NTM, đặc biệt chú trọng xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS&MN gắn với việc phát triển kinh tế xã hội, nhất là các chỉ tiêu giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, tăng cường quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, trong thời gian qua, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN. Đối với chương trình NTM, tỉnh tập trung thực hiện các tiêu chí thôn NTM kiểu mẫu, nhằm hạn chế thấp nhất mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều của người dân trên địa bàn, làm tiền đề để xã phấn đấu đạt chuẩn NTM trong thời gian thích hợp.
Nhiều ngôi làng mới ở Tây Giang được lồng ghép nguồn lực xây dựng khang trang
Điểm nổi bậc trong xây dựng NTM vùng đồng bào DTTS&MN là việc lồng ghép nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân và yêu cầu phát triển của vùng miền núi tỉnh. Người dân tham gia vào các hoạt động phát triển nông thôn như hoạt động của các nhóm khuyến lâm, khuyến nông, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp nhận, quản lý và sử dụng công trình; trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý, duy tu bảo dưỡng; tham gia hiến đất, vật kiến trúc, ngày công lao động…
Tỉnh đã tập trung ban hành một số cơ chế, chính sách riêng để hỗ rợ người dân ở các xã đạt chuẩn NTM bị thôi hưởng các chế độ chính sách từ Trung ương như: chính sách hỗ trợ trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên người DTTS; học sinh, viên viên khuyết tậ đang học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh; chính sách hỗ trợ BHYT đối với đồng bào các DTTS; cơ chế sắp xếp, ổn định dân cư miền núi…
Trình độ phát triển chung của vùng đồng bào DTTS&MN được nâng cao về mọi mặt; hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư ngày càng đồng bộ, hiện đại. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm mạnh (năm 2023 còn 22,05%); đời sống vật chất và mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào DTTS ngày càng được được nâng cao. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,13 triệu đồng/năm, tăng gần 04 triệu đồng so với năm 2020; 34/93 xã vùng miền núi đạt chuẩn Nông thôn mới, tỷ lệ 36,6% tổng số xã miền núi của tỉnh; có 98,81% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 97,9% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng, 100% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế...
Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố, quốc phòng, an ninh được giữ vững. Công tác phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, nhất là đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người đồng bào DTTS được quan tâm phát triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TU, ngày 10/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Bên cạnh nguồn lực hỗ trợ thì sự đồng thuận của đồng bào DTTS là yếu tố quyết định thành công của Chương trình NTM. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, bà con không chỉ đồng thuận hiến đất làm đường, đóng góp ngày công lao động, tham gia bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn môi trường sống mà còn nỗ lực phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cũng như loại bỏ các hủ tục, bảo tồn văn hóa truyền thống. “Bà con vùng đồng bào DTTS ngày càng đoàn kết, nỗ lực thi đua, thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách phát triển vùng DTTS, trọng tâm là các chương trình mục tiêu quốc gia, vươn lên thoát nghèo và góp phần xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.”, ông Đặng Tấn Giãn - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định.
Bóng đèn năng lượng về với các bản làng của Tây Giang. Ảnh Lê Trọng Khang
Cùng với sự phát triển của hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, thu nhập tăng cao và các tập quán sản xuất lạc hậu dần được thay đổi. Quan trọng hơn, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, an ninh, quốc phòng được bảo đảm, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững. Chương trình xây dựng NTM đã thực sự lan tỏa sâu rộng, làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS, phát huyt sức mạnh đại đoàn kết và quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của chính quyền và người dân.
Bên cạnh nguồn lực hỗ trợ thì sự đồng thuận của đồng bào DTTS là yếu tố quyết định thành công của Chương trình NTM. Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, bà con không chỉ đồng thuận hiến đất làm đường, đóng góp ngày công lao động, tham gia bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn môi trường sống mà còn nỗ lực phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cũng như loại bỏ các hủ tục, bảo tồn văn hóa truyền thống. “Bà con vùng đồng bào DTTS ngày càng đoàn kết, nỗ lực thi đua, thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách phát triển vùng DTTS, trọng tâm là các chương trình mục tiêu quốc gia, vươn lên thoát nghèo và góp phần xây dựng NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.”, ông Đặng Tấn Giãn - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định.
Cùng với sự phát triển của hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, thu nhập tăng cao và các tập quán sản xuất lạc hậu dần được thay đổi. Quan trọng hơn, khối đại đoàn kết dân tộc được củng cố, an ninh, quốc phòng được bảo đảm, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.
Chương trình xây dựng NTM đã thực sự lan tỏa sâu rộng, không chỉ làm thay đổi diện mạo và nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS mà còn cho thấy sức mạnh đại đoàn kết và quyết tâm vươn lên mạnh mẽ của chính quyền và người dân.