Chi tiết tin

A+ | A | A-

Đại Lộc: Mặt trận với công tác giám sát và phản biện xã hội

Người đăng: Admin UBMTTQVN Ngày đăng: 8:49 | 03/11/2023 Lượt xem: 1598

Xác định việc giám sát, phản biện xã hội là nội dung rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; là giải pháp để thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Năm 2023, thực hiện chủ đề “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh”, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã xây dựng Kế hoạch tổ chức giám sát và phản biện xã hội đạt nhiều kết quả tích cực.

Để hoạt động giám sát, phản biện xã hội đảm bảo tính thực chất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người dân, Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện nghiên cứu, lựa chọn những nội dung liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích chính đáng của người dân, những vấn đề xã hội quan tâm để đăng ký giám sát và phản biện xã hội.

Trong năm 2023, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện chủ trì tổ chức 06 cuộc giám sát kết quả thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với chủ tịch UBND xã Đại Hưng; giám sát công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm tại Trường Mầm non xã Đại Hiệp; giám sát việc thực hiện quy định về tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo đối với đồng chí Chủ tịch UBND xã Đại Phong; giám sát việc thực hiện trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân địa phương đối với UBND huyện Đại Lộc; giám sát việc thực hiện Chương trình hành động của đại biểu HĐND huyện nhiệm kỳ 2021-2026; giám sát thực hiện quy chế dân chủ trong xây dựng nông thôn mới tại xã Đại Đồng. Đồng thời, tham gia cùng Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân huyện giám sát 06 cuộc; tham gia 17 Đoàn giám sát chuyên đề với các cơ quan liên quan.


Hội nghị Phản biện Dự thảo dự án công trình nâng cấp, sữa chữa đập Ba Chuốc
thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp

Bên cạnh đó, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các xã, thị trấn tổ chức giám sát 57 cuộc. Đáng chú ý, 100% các xã, thị trấn đều tổ chức kiếm tra giám sát Ban công tác Mặt trận khu dân cư về công tác giám sát đối với đảng viên nơi cư trú theo hướng dẫn Thông tri số 10/TT-MTTW-BTT ngày 22/9/2020 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Đồng thời tập trung hướng dẫn, đôn đốc hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. Kết quả trong năm 2023, Ban Thanh tra nhân dân tham gia giám sát được 21 cuộc; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát được 29 cuộc. Qua giám sát, đã đề nghị các cơ quan chức năng liên quan điều chỉnh, khắc phục những sai sót trong quá trình thực hiện và theo dõi sau kiến nghị giám sát.
Cùng với hoạt động giám sát, công tác phản biện xã hội được MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong huyện phối hợp tổ chức thực hiện tốt. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện chủ trì tổ chức 02 hội nghị phản biện về  dự thảo Danh mục các công trình sử dụng kế hoạch vốn đầu tư phát triển trung hạn thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn huyện Đại Lộc và dự thảo Quy hoạch chi tiết 1/500 Dự án khu du lịch sinh thái sông Cùng (Suối Tiên) thôn Hà Dục Đông, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Xã, thị trấn tổ chức 09 hội nghị phản biện đối với các dự thảo Đề án cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái phát triển kinh tế vườn; dự thảo đề án phát triển kinh tế nông thôn nâng cao thu nhập cho người dân giai đoạn 2023-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã; Dự thảo dự án công trình nâng cấp, sữa chữa đập Ba Chuốc thôn Phú Quý, xã Đại Hiệp; Dự thảo Phương án đóng giếng công nghiệp tại thôn Phước Lâm và Lập Thuận xã Đại Hồng; Dự thảo Phương án công thoát nước khu dân cư Gò Lỳ thôn Phú Phong, xã Đại Thắng; Dự thảo Kế hoạch giải toả Đường 13 thôn Tây Gia xã Đại Minh trồng cây xanh và xây dựng tuyến điện đường; Dự thảo Đề án phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp, nâng cao thu nhập cho người dân giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 của xã Đại Lãnh... Tham gia góp ý kiến 59 văn bản về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, các đề án, nghị quyết của cấp ủy, HĐND, UBND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh; dự toán thu, chi ngân sách, phân bổ ngân sách của địa phương; các nội dung liên quan đến quyền và trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân...
Nhiều ý kiến, kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội gửi đến cơ quan chức năng được xem xét, tiếp thu, giải trình, bổ sung; nhiều chương trình phát triển kinh tế - xã hội đã được điều chỉnh phù hợp, sát với tình hình thực tế của địa phương, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội. Có thể khẳng định: hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị xã hội các cấp trong huyện đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội của Nhân dân, tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh trong năm 2023 và những năm tiếp theo./.

Tác giả: Kiều Phương

Các tin mới hơn:

Các tin cũ hơn:

Liên kết Website

Chuyên mục Đại đoàn kết