
Quang cảnh hội nghị
Phong trào xây dựng “Tộc văn hóa” là một trong những mô hình vận động sức dân trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Thông qua nội dung sinh hoạt tộc họ, xây dựng và thực hiện quy ước “Tộc văn hoá” đã gắn kết trách nhiệm của các thành viên với tổ tiên, dòng họ, gia đình và xã hội. Thực tiễn phong trào đã xây dựng được nhiều mô hình, điểm sáng ở cơ sở, góp phần đẩy lùi các tệ nạn xã hội, giúp nhau phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.
Trong 05 năm qua, công tác xây dựng “Tộc văn hóa” được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với ngành Văn hóa Thông tin tổ chức tuyên truyền, vận động và triển khai thực hiện đạt được những kết quả nhất đinh. Đến nay, toàn tỉnh có 15/18 huyện, thị xã, thành phố tổ chức phát động xây dựng “Tộc văn hóa”; trong đó, 1.609 lượt tộc được công nhận Tộc văn hóa. Thông qua các tiêu chuẩn xây dựng Tộc văn hóa, các chuẩn mực văn hóa truyền thống, văn hóa gia đình, văn hóa dòng họ được đề cao và khẳng định; tinh thần cố kết cộng đồng được gìn giữ và phát huy; phong trào xây dựng xã hội học tập, dòng họ học tập nhận được sự đồng thuận và hưởng ứng của đông đảo các Hội đồng gia tộc. Nhiều tộc họ vận động con, cháu cùng nhau hướng về cội nguồn, thi đua lao động sản xuất, giúp nhau làm giàu chính đáng; gương mẫu chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định pháp luật; lập quỹ khuyến học, khuyến tài, động viên, khích lệ con cháu vươn lên trong học tập. Nhiều tộc họ đã xây dựng được các Câu lạc bộ “Nàng dâu hiếu thảo”, “Con, dâu hiếu thảo”, “Dâu hiền tộc họ” và hoạt động hiệu quả. Tích cực vận động con cháu thực hiện đúng quy chế về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tham gia tích cực phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương...
Tiêu biểu ở huyện Đại Lộc có tộc Phan, tộc Trần Công (xã Đại Nghĩa); tộc Lê Tấn (xã Đại Lãnh), tộc Phan Tấn (xã Đại An), tộc Nguyễn Văn (xã Đại Hồng, Đại Hòa), tộc Lê Phước thị trấn Ái Nghĩa. Huyện Quế Sơn có tộc Trần Văn (thị trấn Hương An), tộc Ngô Văn (xã Quế Mỹ), tộc Phan (xã Quế Thuận), tộc Lê Khắc (xã Quế Xuân 2). Huyện Thăng Bình có tộc Dương Văn, tộc Võ Viết (xã Bình Tú), tộc Phan Văn (thôn Lạc câu, xã Bình Dương), tộc Trương Công (xã Bình Minh), tộc Trần Công (thôn Phước Long, xã Bình Đào), dòng họ Vũ - Võ huyện Thăng Bình, xây dựng mô hình tộc 3 không: “Không thất học, không đói nghèo, không tội phạm”… Nhiều tộc họ ở huyện Tiên Phước thực hiện hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế: “Mô hình trồng cây thanh trà, tiêu, nuôi gà” (tộc Nguyễn Văn, tộc Võ xã Tiên Hiệp), “Nhà sạch ngõ đẹp, vườn có hiệu quả” (tộc Huỳnh - Tiên Cảnh), “Tộc họ tiêu biểu” (tộc Nguyễn Phước, Phan Văn, Võ Văn xã Tiên Hà), “Tộc họ không có tệ nạn ma túy”, “Mô hình trồng cam và cây ăn quả” (tộc Phan Văn xã Tiên Hà), “Tộc họ đăng ký con cháu không sinh con thứ 3”, “Tộc họ đảm bảo an ninh trật tự” (tộc Huỳnh xã Tiên Châu). Ở huyện Núi Thành, nhiều tộc phát động mô hình tộc họ không có người vi phạm pháp luật, tộc họ đăng ký con cháu không vi phạm luật giao thông như tộc Nguyễn Văn (xã Tam Hiệp và thị trấn Núi Thành), tộc Đỗ Quang, tộc Châu (xã Tam Xuân II), tộc Nguyễn Tấn, tộc Huỳnh (xã Tam Nghĩa),… Đặc biệt, tộc Phan làng Phiếm Ái, xã Đại Nghĩa, huyện Đại Lộc đã hình thành tổ hòa giải Gia tộc và tổ chức hòa giải thành công nhiều vụ việc trong dòng tộc, gia đình góp phần giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết xóm giềng. Bên cạnh đó, Hội đồng gia tộc đã tổ chức các buổi tọa đàm học tập và làm theo các mẫu chuyện kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh như “Nhân chi sơ tính bổn thiện” và “Thời gian quý báu lắm”… Qua đó, giáo dục con cháu cùng nhau “Người người làm điều thiện, nhà nhà làm điều thiện”, “ngày ngày có điều thiện”…
Nhiệm vụ trong 5 năm đến, sẽ tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp giữa Uỷ ban MTTQ Việt Nam với Uỷ ban nhân dân và các ngành, đoàn thể cùng cấp trong việc phát triển Tộc văn hóa trên địa bàn tỉnh; nâng cao kỹ năng tuyên truyền, vận động xây dựng Tộc văn hóa cho cán bộ Mặt trận cơ sở, cán bộ phụ trách văn hóa các xã, phường, thị trấn và các Hội đồng chư tộc xã và HĐGT của các tộc. Tuyên truyền về vai trò, vị trí của các dòng tộc trong thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần nâng cao chất lượng xây dựng Tộc văn hóa gắn với xây dựng gia đình văn hóa, thôn, khối phố văn hóa, xã văn hóa nông thôn mới, phường văn minh đô thị…phấn đấu đến năm 2025, có 100% huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh phát động xây dựng “Tộc văn hóa”; trên 50% lượt tộc họ được công nhận Tộc văn hoá; trên 90% số hộ gia đình của các Tộc văn hóa đạt danh hiệu gia đình văn hóa; 90% con em của các tộc được đến trường, không có trẻ em bỏ học; 100% tộc xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài; các tộc có 70% số hộ gia đình trở lên đạt danh hiệu “Gia đình học tập” và 50% số hộ gia đình trong tộc trở lên đạt tiêu chí “Dòng họ học tập”;trên 90% tộc không có hộ tái nghèo; 90% tộc họ không có con cháu vi phạm pháp luật bị khởi tố, không có người vi phạm tệ nạn xã hội….
Ghi nhận thành tích của các Tộc họ, cá nhân đã đạt được trong 05 năm (2015-2020), tại hội nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Bằng khen cho 19 Hội đồng gia tộc ; Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnhSở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh tặng giấy khen cho 9 tập thể và 05 cá nhân đã có thành tích xuất sắc xây dựng “Tộc văn hóa” trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020.
Ông Lê Thái Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng bằng khen cho các Hội đồng gia tộc
Ông Tào Viết Hải, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh tặng giấy khen cho các tập thể và cá nhân