Phiên bản mobile

MENU

Chi tiết tin

Xây dựng Đảng - Xây dựng chính quyền

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn chuyên đề công tác dân chủ, pháp luật năm 2020

Người đăng: Quản trị Ngày đăng: 16:52 | 10/07 Lượt xem: 28619

Sáng ngày 10/7, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tập huấn chuyên đề công tác dân chủ - pháp luật năm 2020. Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực chủ trì hội nghị.

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các tổ chức thành viên cùng 4.625 đại biểu tại 66 điểm cầu trên cả nước.

Chủ trì điểm cầu tỉnh Quảng Nam có Ông Nguyễn Phi Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; tham dự có các ông, bà trong Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh; thành viên HĐTV Dân chủ - Pháp luật Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và 26 Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã của 2 đơn vị Tam Kỳ và Phú Ninh.

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến tập huấn chuyên đề công tác dân chủ, pháp luật năm 2020, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực đề nghị, cần kết hợp chặt chẽ việc nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến kiến nghị của đoàn viên, hội viên và Nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo tiếng nói chung, sức mạnh của Mặt trận.


Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực phát biểu tại Hội nghị 

Thông qua hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, đại biểu tham dự đã được lắng nghe 5 chuyên đề về: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân chủ - pháp luật trong giai đoạn hiện nay; Công tác tham gia xây dựng pháp luật và thực hiện phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với công tác phòng, chống tham nhũng.


Quang cảnh hội nghị Trung ương

Tại điểm cầu Quảng Nam

Từ nội dung các chuyên đề, các đại biểu thảo luận làm rõ những kết quả, hạn chế yếu kém, bài học kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong thời gian qua; đề xuất, kiến nghị các giải pháp để triển khai thực hiện hiệu quả công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong thời gian tới.

Tại điểm cầu Quảng Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Phi Hùng đã nêu lên một số khó khăn, hạn chế trong việc triển khai thực hiện công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua, cụ thể: công tác tham gia góp ý xây dựng chính sách, pháp luật chưa đi vào chiều sâu; năng lực thực hiện hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp huyện và cấp xã còn hạn chế; hoạt động của Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ ở cơ sở hiện nay nhìn chung hiệu quả chưa cao; công tác tham gia thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, lãng phí ở một số địa phương còn lúng túng...  Đồng thời chỉ tra những vướng mắc, bất cập của văn bản hướng dẫn thực hiện: Một số quy định của BCH Trung ương về phát huy vai trò của Nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ chưa được hướng dẫn cụ thể; cơ chế giám sát theo Quy định 124-QĐ/TW ngày 02/02/2019 của Ban Bí thư chưa đồng bộ với các quy định hiện hành, hình thức giám sát chưa rõ nên khó thực hiện; Pháp lệnh Thực hiện dân chủ cơ sở ở xã, phường, thị trấn năm 2007 có một số nội dung không còn phù hợp; Quy định của pháp luật về trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền trong việc tiếp thu, giải quyết kiến nghị của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp sau giám sát tại Luật MTTQ Việt Nam, Nghị quyết liên tịch số 403 và Thông tri số 23 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đến nay chưa được cụ thể hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật; việc bầu thành viên Ban GSĐTCCĐ theo Nghị định 84 và Thông tri 25 cho từng chương trình, dự án và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ” việc này có nhiều bất cập, gây khó khăn cho cấp xã và cộng đồng dân cư trong việc tổ chức hội nghị bầu và thành lập Ban GSĐTCCĐ; kinh phí hoạt động các Ban GSĐTCCĐ của 01 đơn vị xã, phường, thị trấn chỉ được cấp 05 triệu đồng/năm nên không đảm bảo cho hoạt động khi trên địa bàn cùng lúc (trong năm) triển khai nhiều công trình, dự án; Hơn nữa, Bộ Tài chính chưa có quy định chi tiết về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động, nhất là định mức chi cho từng nội dung nên các Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng gặp khó khăn, lúng túng trong thực hiện.


Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Phi Hùng phát biểu tại hội nghị

Qua đó, nêu lên một số kiến nghị với Trung ương: (1) Kiến nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các quy định, quy chế: “Quy chế tiếp thu ý kiến của Ủy ban MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội”; “Quy chế tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân”, trong đó có quy định chế tài xử lý đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị chậm trả lời các kiến nghị của Mặt trận; “Quy định về việc giám sát của Nhân dân đối với công tác cán bộ, xây dựng và quản lý cán bộ”. (2) Kiến nghị Quốc hội ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thay thế Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn năm 2007. Theo đó, quy định cụ thể các biện pháp, chế tài đối với những hành vi của chính quyền cấp xã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; ban hành Luật Hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam để tăng cường và nâng cao hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời bổ sung quy định bắt buộc phải lấy ý kiến góp ý, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam các cấp khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND cùng cấp trong dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung). (3) Kiến nghị Chính phủ rà soát ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện chế định giám sát đầu tư của cộng đồng tại Luật Đầu tư công năm 2019 nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản hướng dẫn thực hiện về hoạt động giám sát của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng. (4) Kiến nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phối hợp hướng dẫn cụ thể chế định: Bào chữa viên nhân dân trong Bộ luật Hình sự và Tố tụng hình sự để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện quyền cử bào chữa viên nhân dân tham gia các vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức mình theo quy định của pháp luật. (5) Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành hướng dẫn về hồ sơ quyết toán công trình, dự án theo hướng bắt buộc phải có chữ ký của Ban GSĐTCCĐ; hướng dẫn việc sử dụng kinh phí giám sát của các công trình, dự án thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của UBND cấp xã theo quy định của Thông tư số 28/2012/TT-BTC về việc quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn theo hướng bắt buộc giao cho Ban GSĐTCCĐ thực hiện giám sát những dự án đầu tư nhỏ (có giá trị dưới 500 triệu đồng), có thiết kế kỹ thuật đơn giản. Trường hợp này, Ban GSĐTCCĐ được hưởng định mức chi phí giám sát thi công công trình xây dựng, tối đa không vượt định mức giám sát thi công công trình xây dựng do UBND cấp tỉnh quy định; trường hợp UBND cấp tỉnh chưa quy định định mức giám sát thi công công trình xây dựng thì được áp dụng định mức do Bộ Xây dựng công bố. (6) Hiện nay Quy trình bầu thành viên Ban GSĐTCCĐ ở xã, phường, thị trấn đối với từng công trình, dự án theo Thông tri 25/TT-MTTW-BTT của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam chưa phù hợp, gây khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện, đề nghị nên quy định: Thành viên Ban GSĐTCCĐ được bầu tại hội nghị cấp ủy, Ban Công tác Mặt trận và đại diện một số hộ gia đình tại nơi triển khai công trình, dự án (không tổ chức bầu tại hội nghị toàn thể Nhân dân hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố) hoặc kiến nghị sửa đổi Nghị định 84/2015/NĐ-CP quy định việc bầu Ban GSĐTCCĐ nên bầu theo đơn vị cấp xã (không bầu theo từng công trình, dự án) và theo nhiệm kỳ (tương tự như bầu Ban Thanh tra nhân dân xã, phường, thị trấn). (7) Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ sớm ban hành Nghị quyết liên tịch hướng dẫn về tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, trong đó bổ sung quy định về thẩm quyền, trình tự giám sát kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri; quy định rõ thời hạn giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri; trách nhiệm của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND phải báo cáo kết quả giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri địa phương tại các lần tiếp xúc trước; hàng năm đại biểu Quốc hội phải thực hiện trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu trước cử tri nơi mình ứng cử. (8) Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nên tổ chức nhiều hội nghị tập huấn, bồi dưỡng, hội thảo, tọa đàm… về công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền để Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương học tập, trao đổi kinh nghiệm.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, đồng chí Ngô Sách Thực - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp thu các ý kiến của các địa phương; nghiên cứu bổ sung, điều chỉnh phù hợp và kiến nghị các bộ ngành về những vấn đề liên quan. Đồng thời đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cần phát huy vai trò chủ động, chủ trì của MTTQ Việt Nam các cấp trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện, tạo chuyển biến của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, PBXH; đồng thời cần sâu sát nắm bắt tình hình nhân dân, đa dạng các hoạt động và ký kết các chương trình phối hợp cụ thể nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và Nhân dân, đặc biệt là cần huy động được sự tham gia của truyền thông, dư luận xã hội. Kết hợp chặt chẽ việc nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp ý kiến kiến nghị của đoàn viên, hội viên và Nhân dân với hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo tiếng nói chung, sức mạnh của Mặt trận là ở điểm này, vì tính chất hoạt động, kiến nghị của MTTQ không chế tài. Mỗi cán bộ Mặt trận cần thuộc bài, đúng vai; bám sát mục đích, nguyên tắc, yêu cầu của từng nội dung công tác, bảo đảm sự ổn định, tăng đồng thuận trong nhân dân”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực yêu cầu./.

Nguồn tin: Võ Thị Bích Phượng

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Tên Video
* CM 05.4.24
* CN 15.3.24

LIÊN KẾT WEB

select