Phiên bản mobile

MENU

Chi tiết tin

Tin tức - Sự kiện

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA MTTQ VIỆT NAM VÀ CÁC ĐOÀN THỂ CT - XH

Người đăng: Quản trị Ngày đăng: 15:19 | 29/11 Lượt xem: 17697

Quán triệt Kết luận 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”


Các tập thể, cá nhân được khen thưởng tại hội nghị

Quán triệt Kết luận 62-KL/TW ngày 08/12/2009 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội”, trong 10 năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể CT-XH cùng cấp tổ chức quán triệt, tích cực tham mưu cấp ủy cùng cấp tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tích cực, chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động một cách đồng bộ, ngày càng cụ thể, thực chất phù hợp với tính chất, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức được Hiến pháp 2013, Luật MTTQ Việt Nam 2015 quy định.

05 năm đầu thực hiện KL 62 (2009 - 2014), nội dung chủ yếu của MTTQ Việt Nam là tập trung thực hiện tốt hoạt động phong trào gắn liền với nhiệm vụ chăm lo giúp đỡ người nghèo, hội viên, đoàn viên; tích cực tham gia hoạt động nhân đạo, từ thiện, cứu trợ thiên tai… Trong giai đoạn này, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp chủ trì phối hợp với các đoàn thể CT-XH triển khai thực hiện đạt kết quả CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” và “Ngày vì người nghèo” với nhiều mô hình, cách làm, nhiều phong trào thi đua sôi nổi trong hội viên, đoàn viên phù hợp với đời sống của nhân dân ở cơ sở (như đã nêu trong Báo cáo). 02 CVĐ nêu trên trở thành “thương hiệu” của MTTQ Việt Nam trong giai đoạn này.

Đến giai đoạn 2014-2019, sau khi QH thông qua Hiến pháp 2013 và Luật MTTQ Việt Nam 2015; Bộ Chính trị ban hành Quyết định 217, 218 thì nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH có sự đổi mới rõ nét phù hợp với tính chất, vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam là “cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước”.

Do đó, nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH có sự đổi mới mạnh mẽ theo hướng chuyển mạnh từ nhiệm vụ xã hội sang thực hiện nhiệm vụ chính trị là tập trung tham gia xây dựng Đảng, chính quyền với nội dung cụ thể, thiết thực và hiệu quả. Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn theerCT-XH tập trung thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; từng bước thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

Trong 05 năm thực hiện Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH các cấp chủ trì tổ chức hơn hàng trăm cuộc giám sát chuyên đề; hàng trăm hội nghị phản biện xã hội; hàng ngàn “diễn đàn nhân dân” góp ý CB, CC, VC cấp huyện, cấp xã; phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức hàng trăm hội nghị “đối thoại trực tiếp” giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Thực hiện tốt nhiệm vụ trên là nhờ đổi mới phương thức hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam theo hướng tăng cường ký kết và thực hiện chặt chẽ Quy chế phối hợp công tác với HĐND, UBND cùng cấp; chương trình phối hợp với các đoàn thể CT-XH; phát huy vai trò của các Hội đồng tư vấn, Ban Tư vấn; các chuyên gia, người uy tín, tiêu biểu trong các ngành lĩnh vực, các dân tộc và tôn giáo.

Để tăng cường vận động, tập hợp Nhân dân, MTTQ Việt Nam các cấp đẩy mạnh hoạt động về cơ sở, phát huy vai trò tự quản, sáng tạo của Nhân dân ở khu dân cư. Từ năm 2015, MTTQ Việt Nam triển khai CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” thay thế CVĐ “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở KDC” và “Ngày vì người nghèo” với phương thức mới: Ủy ban MTTQ Việt Nam chủ trì, phối hợp thống nhất với các đoàn thể CT-XH và các tổ chức thành viên phân công đảm nhận từng nội dung CVĐ theo hướng rõ việc, rõ kết quả, cụ thể và thực chất góp phần thực hiện đạt kế hoạch mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh của tỉnh. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được sự hưởng ứng tích cực của các đoàn thể CT-XH nên ngày càng đi vào chiều sâu với nhiều hình thức phong phú, thiết thực đã làm thay đổi cơ bản tâm lý, thói quen ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. MTTQ Việt Nam các địa phương không ngừng đổi mới nội dung, hình thức tổ chức “Ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc” ở khu dân cư để tăng cường công tác tập hợp, đoàn kết Nhân dân ở cơ sở.

Nhờ tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị nên Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh nhiều năm liền được tặng cờ thi đua xuất sắc toàn diện của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (2014-2018).

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc triển khai thực hiện Kết luận số 62-KL/TW của Bộ chính trị trong 10 năm qua vẫn còn một số hạn chế, khó khăn cần khắc phục. Đó là: Cấp ủy, chính quyền một số địa phương vẫn còn “suy nghĩ” nhiệm vụ thực hiện Kết luận 62-KL/TW là của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội. Ủy ban MTTQ Việt Nam ở một số địa phương thiếu chủ động, chưa quyết tâm, còn lúng túng trong đổi mới nội dung, phương thức hoạt động. Nhiều mô hình, phong trào thi đua còn dàn trải, chồng chéo, hiệu quả thấp. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cấp xã còn hạn chế. Công tác nắm bắt dư luận xã hội, tập hợp, tổng hợp, phản ảnh và giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của Nhân dân đôi lúc chưa kịp thời. Các thiết chế phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở như Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ, Tổ hòa giải ở cơ sở tại một số địa phương hoạt động chưa hiệu quả.

Để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh xác định cần tập trung thực hiện tốt những nội dung sau:

Thứ nhất, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cần xác định đúng nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên trong giai đoạn hiện nay để đề ra nội dung hoạt động phù hợp. Đó là tăng cường hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền: Chủ trì và phối hợp với các đoàn thể CT-XH tập trung giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ; tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí; tích cực phản biện đối với quá trình hoạch định chính sách của cấp ủy, chính quyền… góp phần xây dựng hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh;

Thứ hai, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động hướng mạnh về cơ sở, triển khai những nội dung cụ thể, thiết thực gắn liền với đời sống của Nhân dân ở khu dân cư. Phát huy vai trò tự quản, sáng tạo của Nhân dân ở cơ sở thông qua các tổ chức tự quản: Tổ đoàn kết, Tổ hòa giải cơ sở, Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ và Ban Công tác Mặt trận khu dân cư.

Thứ ba, tăng cường phương thức phối hợp với HĐND, UBND; các tổ chức CT-XH; các ngành liên quan bằng việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các quy chế phối hợp, chương trình, kế hoạch phối hợp… ; tiếp tục kiện toàn và phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn, Ban tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam ở các cấp.

Thứ tư, để đảm bảo các điều kiện nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng hoạt động của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội trong thời gian tới, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh kiến nghị:

- Tỉnh ủy ban hành nghị quyết chuyên đề về “Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH trong giai đoạn mới” để đồng bộ tất cả quy định của Đảng liên quan đến vai trò, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của MTTQ Việt Nam theo quy định của Hiến pháp, pháp luật với những giải pháp lâu dài về cơ chế, chính sách; tổ chức, bộ máy; đội ngũ cán bộ và điều kiện làm việc của Ủy ban MTTQ Việt Nam tương xứng với vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam - là một bộ phận trong hệ thống chính trị; ban hành “Quy chế tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với Nhân dân” theo Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị;

- UBND tỉnh ban hành Chỉ thị về tăng cường hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Đầu tư công năm 2019…

Thực hiện đồng bộ những giải pháp nêu trên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò, vị trí quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng củng cố Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân./.

Tác giả: HK

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Tên Video
* CM 19.4.24
* CM 05.4.24

LIÊN KẾT WEB

select