Phiên bản mobile

MENU

Chi tiết tin

Tin tức - Sự kiện

Sôi nổi các ý kiến tham gia phản biện

Người đăng: Quản trị Ngày đăng: 14:48 | 23/11 Lượt xem: 5435

Sáng nay (23/11), tại Hội trường Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, ông Nguyễn Phi Hùng - Phó Chủ tịch thường trực và ông Nguyễn Văn Long - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đồng chủ trì hội nghị phản biện dự thảo Đề án “Hỗ trợ bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2019 - 2025”.

Cùng tham dự hội nghị có các chuyên gia, nhà khoa học: TS. Mai Thanh Sơn - Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ; TS.Trần Đình Hằng - Viện trưởng phân viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế; TS.Lê Anh Tuấn - Phó viện trưởng phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế; các vị đại biểu nguyên là cán bộ lãnh đạo gắn bó, am hiểu văn hóa miền núi Quảng Nam; các ban, ngành có liên quan; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm các HĐTV; các tổ chức chính trị xã hội tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các địa phương thụ hưởng Đề án gồm: Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Giang và Tây Giang.


Ông Nguyễn Văn Long- PCT Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh
phát biểu khai mạc Hội nghị

Đại biểu dự hội nghị đã nghe ông Hồ Tấn Cường - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh trình bày các nội dung cơ bản của dự thảo Đề án; nghe các chuyên gia, các nhà khoa học, các vị cán bộ lão thành có thời gian công tác tại miền núi, am hiểu phong tục tập quán, lễ hội của đồng bào miền núi… tham gia trao đổi, thảo luận nội dung dự thảo một cách thẳng thắn, dân chủ và trách nhiệm. Hầu hết các ý kiến đều nhất trí, phấn khởi với việc cần thiết, khẩn cấp phải xây dựng và thực hiện đề án vì văn hóa các dân tộc miền núi của tỉnh đã bị mai một (cả văn hóa vật thể và phi vật thể) thậm chí có loại hình đã bị lai căn hoặc phục dựng không đúng bản chất của đồng bào miền núi; một vài ý kiến tỏ ra thiếu tin vì cho rằng thời gian qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết về phát triển văn hóa miền núi nhưng kết quả đem lại chưa cụ thể. Nội dung Đề án còn nhiều việc phải bàn: từ tên gọi, bố cục, nhiệm vụ, giải pháp, tổ chức thực hiện…còn mơ hồ, thiếu cơ sở thực tiễn, thiếu  tính khoa học; nội dung đầu tư tràn lan nên chắc sẽ không đem lại hiệu quả (trong đề án nêu mua sắm, xây dựng là chủ yếu) ;mỗi nhóm dân tộc hiện nay có nhu cầu khác nhau, bảo tồn và phát huy khác nhau cho nên cùng với cơ sở thôn, làng, xã, nghệ nhân rà soát lại đánh giá đúng hiện trạng thực chất nhu cầu của từng nhóm dân tộc, từng làng, từng bản… để đầu tư cho chính xác, trọng tâm, trọng điểm. Nhu cầu bức thiết của các địa phương hiện nay là sưu tầm các loại hình văn hóa dân gian của 4 nhóm dân tộc, có cơ chế chính sách cho nghệ nhân để họ truyền bá, hướng dẫn từng loại hình nghệ thuật cho dân tộc họ (kể cả vật thể và phi vật thể) thông qua các loại hình câu lạc bộ gắn với tính bản địa, họ tự quản, tự truyền, việc này chắc trường học không thể làm được như dự án nêu. Hiện tại một số nhóm dân tộc, tiếng nói, chữ viết đã mai một thậm chí phát ngôn không chính xác tiếng bản địa của dân tộc mình, do vậy cần đầu tư, sưu tầm….Khi thực hiện đề án qua từng năm ngành chủ quản tham mưu, đánh giá cụ thể việc thực hiện, không nhất thiết phải thành lập ban chỉ đạo các cấp vì nhiệm vụ này đã có ngành chủ quản từ tỉnh đến cơ sở thực hiện (sau khi có Nghị quyết HĐND tỉnh) nếu không giao trách nhiệm cụ thể cho ngành thì không đánh giá được; việc mua sắm, xây dựng… cũng phải xuất phát từ nhu cầu cơ sở,  cũng có ý kiến cho rằng “cái gì dân tộc họ cần, họ sắm thì họ quý và họ bảo vệ tốt” trong thực tế đã có nhu cầu một đường cấp phát một nẻo nên không phát huy được hiệu quả.


Quang cảnh Hội nghị

Trước khi tổ chức Hội nghị phản biện tại tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với huyện Đông Giang, Bắc Trà My để tổ chức tham vấn ý kiến của 40 vị nguyên là cán bộ lãnh đạo ở các địa phương, các già làng, trưởng bản tiêu biểu ở 07 địa phương sẽ thụ hưởng Đề án. Thông qua các hội nghị này, ông Nguyễn Anh Cả - Chủ nhiệm HĐTV Kinh tế - xã hội Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chia sẻ: không vì bức xúc thời gian, nguồn lực khi đề án chưa cụ thể, chưa có giải pháp hợp lý, chưa xuất phát từ nhu cầu cơ sở do vậy khi tổ chức thực hiện sẽ không đem lại hiệu quả, lãng phí, cuối cùng không bảo tồn, không phát huy văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Quảng Nam. Ông đề xuất: nên lùi việc thông qua đề án này một thời gian nữa để ngành chủ quản có thời gian bổ sung hoàn thiện đề án đáp ứng được nhu cầu thực tế từng loại hình văn hóa của mỗi dân tộc, có như vậy thì chắc chắn hiệu quả thực hiện đề án sẽ tốt hơn.

Sau hội nghị phản biện, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổng hợp ý kiến tham gia của các đại biểu để gửi cơ quan soạn thảo và Thường trực HĐND tỉnh theo Luật định. Nội dung báo cáo tổng hợp của MTTQ sẽ gói gọn trong 05 nội dung: sự cần thiết, tính phù hợp, khả thi của đề án đối với tỉnh; hiệu quả đề án và lợi ích của người dân sau khi đề án được thông qua, ông Nguyễn Phi Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho biết./.

Tác giả: Lê Như Thuỷ

[Trở về]

Các tin mới:

Các tin khác:

Tên Video
* CM 05.4.24
* CN 15.3.24

LIÊN KẾT WEB

select